24 Tiết khí là gì? Hướng dẫn cách tính tiết khí trong năm

Mở ra
Mục lục

Sự vận động và tuân theo quỹ đạo của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời mà tạo ra những hiện tượng thời tiết trong năm được chia thành các Tiết Khí. Vậy 24 Tiết Khí là gì? Cách tính Tiết Khí như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

24 Tiết Khí trong năm là gì?

1. 24 Tiết Khí là gì? 

Trong quỹ đạo Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời tạo ra những hiện tượng thời tiết được quy định thành các mùa trong năm. Mỗi mùa lại được phân chia thành các Tiết Khí khác nhau. Tiết Khí thực chất là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo Trái Đất.

Vậy 24 Tiết Khí nghĩa là gì? Quỹ đạo xoay quanh Mặt Trời của Trái Đất là 360 độ, mỗi một Tiết Khí cách nhau 15 độ và ta tính được một năm 360 độ tương ứng với 24 Tiết Khí

Từ xưa Tiết Khí đã được ứng dụng vào việc để lập lên lịch xem ngày của các nền văn minh phương Đông cổ đại. Không những thế ngày này được ứng dụng vào trong cuộc sống đặc biệt vào đối với nông nghiệp để chọn thời điểm gieo trồng phù hợp.

>>> XEM THÊM <<<

 Ngày Lập Xuân là gì?  Ngày Vũ Thủy là gì?
 Tiết Kinh Chập là gì?  Tiết Xuân phân là gì?
 Tiết Thanh Minh là gì?  Tiết Cốc vũ là gì?
 Tiết Lập Hạ là gì?  Tiết Tiểu Mãn là gì?
 Tiết Mang chủng là gì?  Tiết Hạ chí là gì?

2. Ý nghĩa của 24 Tiết Khí là gì? 

Từ xưa đến nay việc xác định được Tiết Khí mang lại được nhiều lợi ích cho con người trong hoạt động đời sống, sản xuất. 

2.1. Yếu tố khí hậu và thời tiết

Tiết Khí giúp con người có thể xác định được thời điểm xảy ra các hiện tượng thời tiết đặc trưng trong năm theo từng mùa. Chúng ta vẫn đang có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mỗi mùa lại có 6 Tiết Khí khác nhau. Bằng cách này có thể xác định thời điểm trong năm dễ dàng đi kèm với tình trạng khí hậu.

Ví dụ: Tiết Khí Lập Xuân là thời gian bắt đầu vào mùa Xuân thời tiết sẽ mát và dễ chịu hơn. Hay Tiết Khí Thanh Minh là sau khi hết Xuân phần bầu trời quang đãng, sáng sủa, tiết trời dễ chịu.

2.2. Tính toán thời điểm gieo trồng nông nghiệp

Ý nghĩa thứ 2 mà Tiết Khí mang lại đối với đời sống con người là tính toán thời điểm gieo trồng của cây nông nghiệp. Trước kia người Trung Quốc sử dụng Tiết Khí để tính toán các điều kiện thời tiết sao cho phù hợp với sự phát triển của ngũ cốc đến khi thu hoạch.

Nhưng thực tế nó không chỉ áp dụng với ngũ cốc mà ở Việt Nam ông cha ta cũng lấy ý nghĩa 24 Tiết Khí trong năm là gì để tạo thành các mùa trong năm trong việc trồng lúa có vụ chiêm và vụ mùa, hay các loại cây hoa màu khác. Bởi thực tế mỗi loại cây sẽ thích ứng với điều kiện thời tiết khác nhau.

2.3. Để xác định thời gian

Tính toán thời gian đề dựa theo thiên văn học cũng là dựa vào quỹ đạo của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. Mỗi một năm tương ứng với một vòng quay, phải trải qua 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và các tiết khí. Mỗi mùa sẽ được chia thành 6 Tiết Khí như vậy để con người dễ dàng xác định được thời gian.

2.4. Xác định trạng thái sinh vượng của ngũ hành

Tiết khi được sinh ra từ quy luật vận hành của vũ trụ mà ngũ hành chịu cũng chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nó. Chính vì vậy Tiết Khí còn có khả năng tác động đến ngũ hành giúp con người dự đoán trạng thái sinh vượng của ngũ hành ra sao.

3. Hướng dẫn phân loại 24 Tiết Khí? 

Ngoài hiểu được 24 Tiết Khí là gì thì cũng có nhiều cách để phân loại Tiết khí như phân loại theo mùa và phân loại theo tên gọi.

3.1. Phân loại theo mùa

  • Tiết Khí Mùa Xuân có: Tiết Lập Xuân, Tiết Vũ Thủy, Tiết Kinh Trập, Tiết Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tiết Cốc Vũ. 
  • Tiết Khí Mùa Hạ có: Tiết Lập Hạ, Tiết Khí Tiểu Mãn, Tiết Khí Mang Chủng, Tiết Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Tiết Đại Thử. 
  • Tiết Khí Mùa Thu có: Tiết Lập Thu, Tiết Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tiết Thu Phân, Tiết Hàn Lộ, Tiết Sương Giáng.
  • Tiết Khí Mùa Đông có: Tiết Lập Đông, Tiết Tiểu Tuyết, Tiết Đại Tuyết, Tiết Đông Chí, Tiết Đại Hàn, Tiết Tiểu Hàn.

3.2. Phân loại theo Tên

  • Các Tiết bắt đầu bằng chữ “Lập”: Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông
  • Nhóm các Tiết Khí còn lại.

4. Cách tính tiết khí trong năm

Đã hiểu được 24 Tiết khí là gì thì quý bạn đọc không thể bỏ qua cách tính các tiết khí trong năm như sau:

4.1. Mùa Xuân

  • Tiết Lập Xuân: Bắt đầu từ ngày 04 hoặc 05/02 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí 315 độ. Đây là thời điểm đánh dấu bắt đầu vào mùa Xuân, là lúc mà đất trời như được thay màu, tươi mới và hân hoan hơn. 
  • Tiết Vũ Thủy: Bắt đầu từ ngày 18 hoặc 19/02 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí 330 độ. Chỉ tiết trời có mưa, thường là mưa phùn có gió nhẹ, vào tiết trời xuân hay gọi là mưa xuân, mưa lộc đầu năm. 
  • Tiết Kinh Trập: Bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06/03 dương lịch lúc Mặt trời ở vị trí 345 độ. Đây là khoảng thời gian mà sâu bọ, các loài côn trùng sinh sôi nảy nở mạnh nhất trong năm.
  • Tiết Xuân Phân: Bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21/03 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí 0 độ. Đây là thời điểm giữa mùa xuân, là lúc để con người, vạn vật sinh sôi, nảy nở.
  • Tiết Thanh Minh: Bắt đầu từ ngày 04 hoặc 05/04 dương lịch là lúc Mặt trời ở vị trí 15 độ. Là lúc thời tiết kết thúc những ngày mưa phùn bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa. 
  • Tiết Cốc Vũ: Bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21/04 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí 30 độ. Thời điểm thường có mưa lớn tốt cho mùa mạng.

4.2. Mùa Hạ 

  • Tiết Lập Hạ: Bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06/05 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí 45 độ. Đây là thời gian đánh bước thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa Hạ nắng và nhiều mưa hơn. 
  • Tiết Tiểu Mãn: Bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06/05 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí 45 độ. Đây là thời điểm có thể xảy ra lũ nhỏ cũng là sự báo sắp đến mùa thu hoạch trong nông nghiệp. 
  • Tiết Khí Mang Chủng: Bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06/06 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí 75 độ. Đây là thời gian là có thể xuất hiện mưa bão cũng là lúc thu hoạch lương thực, trái cây. 
  • Tiết Hạ Chí: Bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22/06 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí 90 độ. Đây là lúc thời tiết có những đợt nắng lớn, oi bức, là lúc bắt đầu xuất hiện của bão lũ, thiên tai kéo dài. 
  • Tiết Tiểu Thử: Bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08/07 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí 105 độ. Là thời điểm có nắng nhẹ để chuẩn bị bước vào giai đoạn khắc nghiệt của thời tiết nắng nóng kéo dài cũng là lúc để sinh soi và phát triển mạnh của động, thực vật. 
  • Tiết Đại Thử: Bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23/07 dương lịch lúc Mặt Trời ở xích kinh 120 độ. Đây là thời điểm nóng cực điểm trong năm.

4.3. Mùa Thu

  • Tiết Lập Thu: Bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08/08 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí 135 độ. Đây là thời điểm bắt đầu vào mùa thu. 
  • Tiết Khí Xử Thử: Bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24/08 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí xích kinh 150 độ. Tiết trời này là thời tiết đã bắt đầu kết thúc sự nắng nóng, oi bức của mùa hè. 
  • Tiết Bạch Lộ: Bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08/09 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí xích kinh 165 độ. Lúc này thời tiết bắt đầu xuất hiện sương mù vào buổi sáng sớm. 
  • Tiết Thu Phân: Bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23/09 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí xích kinh 180 độ. Đây là giai đoạn giữa mùa thu, sức sống của muôn loài có phần suy giảm và đang ẩn náu. 
  • Tiết Hàn Lộ: Bắt đầu từ ngày 08 hoặc 09/10 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí xích kinh 195 độ. Đây là lúc thời tiết bắt đầu có sương buốt giá, dự báo chuẩn bị bước vào mùa đông. 
  • Tiết Sương Giáng: Bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24/10 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí xích kinh 210 độ. Là lúc sương mù xuất hiện dày đặc, nhiệt độ hạ xuống thấp kèm gió khô lạnh.

4.4. Mùa Đông

  • Tiết Lập Đông: Bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08/11 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí xích kinh 225 độ. Đây là thời điểm bắt đầu bước vào mùa đông. 
  • Tiết Tiểu Tuyết: Bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23/11 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí xích kinh 240 độ. Đây là thời điểm rất lạnh, ở các vùng phía bắc có xuất hiện các trận tuyết nhỏ. 
  • Tiết Đại Tuyết: Bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08/12 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí xích kinh 255 độ. Đây là lúc thời tiết khá khắc nghiệt, cây cối vạn vật không thể phát triển xuất hiện các trận tuyết lớn ở phía Bắc. 
  • Tiết Đông Chí: bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22/12 dương lịch lúc Mặt Trời ở vị trí xích kinh 270 độ. Đây là thời điểm chính giữa mùa đông. 
  • Tiết Tiểu Hàn: Bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06/01 dương lịch lúc Mặt Trời nằm ở vị trí xích kinh 285 độ. Đây là lúc thời tiết bắt đầu có chuyển biến vào giai đoạn chớm lạnh, chuẩn bị cho những đợt lạnh tiếp theo.
  • Tiết Đại Hàn: Bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21/01 dương lịch lúc Mặt Trời nằm ở vị trí xích kinh 300 độ. Đây là thời điểm cực kỳ lạnh giá, nhiệt độ thấp, có gió lạnh buốt.

Bài viết trên đây của Ngaydep.net đã giúp bạn hiểu được 24 Tiết Khí là gì cũng như ý nghĩa 24 Tiết Khí trong năm. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho một lượng kiến thức cần thiết và bổ ích.

Thủy Phạm

Chào các bạn mình là Thủy Phạm - Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xem số coi bói tư vấn hỗ trợ xử lý các vấn đề về Xem ngày tốt - Rước tài lộc, đón vận may tới

Có thể bạn quan tâm

Bài viết mới nhất