Văn khấn rằm hàng tháng & những lưu ý khi cúng rằm hàng tháng

Mở ra
Mục lục

Cúng lễ vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng là phong tục đã có từ rất lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của ngày rằm và biết văn khấn rằm hàng tháng như thế nào là chuẩn nhất. Trong nội dung bài viết dưới đây, ngaydep.net sẽ giúp bạn hiểu hơn về những điều này. 

1. Ngày rằm là gì? Ý nghĩa của ngày rằm

Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa đến nay, ngày Rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng. Vào ngày này, mặt trăng và mặt trời sẽ đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Khi đó, mặt trăng và mặt trời sẽ nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau và con người cũng trở nên sáng suốt hơn, đẩy lùi được mọi đen tối trong lòng.

Bên cạnh đó, ngày rằm còn được người xưa gọi là ngày Vọng để tưởng nhớ về tổ tiên.Trong ngày này, các gia đình thường cúng lễ với ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, mong ông bà, tổ tiên có thể giúp con cháu luôn được sáng suốt trong mọi việc và giữ cho tâm luôn được an yên.

2. Hướng dẫn văn cúng rằm hàng tháng

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

3. Cúng rằm hàng tháng cần chuẩn bị những gì?

Trong đời sống tâm linh của người Việt, thờ cúng gia tiên là một phong tục đã có từ rất lâu đời và không thể bỏ được. Đây không chỉ là cách để con cháu thể hiện sự biết ơn, thành kính đối với người đã khuất mà còn là cách để mọi người cầu bình an, may mắn đến với những người thân trong gia đình của mình. Chính vì vậy, vào mỗi ngày rằm hàng tháng, các gia đình lại chuẩn bị rất nhiều đồ cúng để dâng lên bàn thờ gia tiên và chư Phật.

Mâm cúng ngày rằm không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được sự thành tâm. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, mâm cúng ngày rằm có thể có cả đồ chay lẫn đồ mặn. Tuy nhiên, dù chuẩn bị mâm cúng như thế nào thì bạn cũng không được phép bỏ qua một số đồ lễ như: hương, hoa, trầu cau, rượu, trái cây. Các lễ vật khác có thể tăng hoặc giảm tùy vào điều kiện của mỗi gia đình.

Khi thắp hương cúng rằm, thông thường người ta sẽ thắp theo số lẻ như: 1, 3, 5, 7, 9 trên mỗi bát nhang. Với mỗi số nhang khác nhau sẽ mang những ý nghĩa khác nhau.

4. Những lưu ý khi cúng rằm hàng tháng

Bên cạnh phong tục cúng lễ vào ngày mùng 1 đầu tháng thì cúng rằm hàng tháng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, để nghi thức cúng lễ ngày rằm được diễn ra thuận lợi, trang nghiêm và đầy đủ thủ tục thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

- Lau dọn bàn thờ trước khi cúng rằm: Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc lịch sự. Sau đó, thắp một nén nhang để xin phép tổ tiên và thần linh được lau dọn bàn thờ. Khi lau dọn bàn thờ, cần hết sức cẩn thận để không làm rơi, vỡ hay hỏng các vật phẩm trên bàn thờ. Đặc biệt, gia chủ tuyệt đối không được xê dịch bát nhang.

- Chuẩn bị lễ vật thắp hương: Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà các lễ vật cúng rằm có thể khác nhau. Tuy nhiên, cần phải có những thứ sau: hương thơm, hoa quả, trầu cau, vàng mã, bánh kẹo, đồ chay hoặc mặn. Nếu đồ cúng có cả đồ chay và mặn thì cần phải để riêng. Hoa quả để ở ban trên, đồ cúng mặn thì kê thêm bàn để ở dưới và thắp hương.

- Về số nhang thắp trên bàn thờ: Gia chủ chỉ nên thắp nhang theo số lẻ 1,3, 5, 7, hoặc 9 nén nhang trên mỗi bát hương. Trong quan niệm của dân gian, số lượng nén nhang thắp có ý nghĩa như sau:

  • Thắp 1 nén nhang: Ngụ ý bình an.
  • Thắp 3 nén nhang: Có thể linh ứng báo tín và bảo vệ người trong nhà.
  • Thắp 5 nén nhang: Là cách các thầy pháp dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.
  • Thắp 7 nén nhang: Dùng để mời gọi thiên binh, thiên tướng. Chỉ thắp 7 nén hương khi thực sự cần thiết.
  • Thắp 9 nén nhang: Tín hiệu cần giúp đỡ, chỉ thắp khi không còn nơi nào cầu giúp đỡ được.

Trên đây là một số thông tin về văn khấn ngày rằm, cách chuẩn bị mâm cúng rằm cùng một số thông tin liên quan đến văn khấn ngày rằm hàng tháng. Mong rằng nội dung bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục cúng rằm của người Việt chúng ta.

Nguồn: Ngaydep.net

Thủy Phạm

Chào các bạn mình là Thủy Phạm - Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xem số coi bói tư vấn hỗ trợ xử lý các vấn đề về Xem ngày tốt - Rước tài lộc, đón vận may tới

Có thể bạn quan tâm

Bài viết mới nhất