Văn khấn Bà Chúa Kho và cách sửa soạn lễ vật tại đền Bà Chúa Kho

Mở ra
Mục lục

Đền Bà Chúa Kho là địa danh được rất nhiều người lựa chọn khi đi du xuân, nhất là những người làm ăn buôn bán nhằm “vay vốn” đầu năm, cúng xin tài lộc, cầu mong kinh doanh phát đạt. Vậy tại sao lại có nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho? Cách sắm sửa lễ vật và văn khấn Bà Chúa Kho như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sự tích đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho hiện tọa lạc tại ngọn núi Kho, khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây chính là nơi thờ phụng Bà Chúa Kho - người đã có công sản xuất, tích trữ lương thực và trông coi kho tàng quốc gia trong suốt thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

Tương truyền, vào thời nhà Lý, tại làng Quả Cảm - Bắc Ninh có một người con gái vừa xinh đẹp tuyệt trần lại đa tài, đa trí, cầm kỳ thi hoạ đều giỏi. Chính điều này đã khiến vua Lý đem lòng cảm mến và đưa bà vào cung làm hoàng hậu.

Tuy xuất thân ở làng quê nghèo khó nhưng bà lại tỏ ra rất thông minh, tài giỏi. Ngay sau trở thành hoàng hậu, bà đã tiến hành nhiều phương thức thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, khai hoang ruộng đất để canh tác. Đặc biệt, nhận thấy vùng quê nơi bà sinh ra đất đai còn hoang sơ, bà còn xin vua cho về quê để chiêu dân, lập ấp, gia tăng canh tác, nâng cao chất lượng đời sống của người dân nơi đây.

Vào năm 1077 khi nước ta bị quân Tống kéo sang xâm lược, bà chính là người đã trực tiếp cai quản, chỉ đạo, sắp xếp, sản xuất, tiếp tế lương thực cho quân đội tại kho lương ở chiến tuyến quan trọng Sông Như Nguyệt và hi sinh anh dũng trong một lần đi tiếp tế cho dân.

Để tưởng nhớ những công lao to lớn, vĩ đại mà Bà đã dành cho nhân dân, cho dân tộc, người dân nơi đây đã lập đền thờ tại chính kho lương cũ ở núi Kho và đặt tên cho đền thờ là đền Bà Chúa Kho.

2. Ý nghĩa đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho vốn nổi tiếng là nơi linh thiêng cho giới thương nhân, tiểu thương. Người ta quan niệm đến đền Bà Chúa Kho với mục đích "đầu năm đi vay, cuối năm đi trả" nhằm muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.

>>> XEM THÊM <<<

3. Văn khấn Bà Chúa Kho

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

- Con kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết thánh chúng

- Con kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh

- Con kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên thánh mẫu, Thủy tiên Thánh mẫu

- Con kính lạy Tứ phủ chầu bà, Ngũ vị Thánh ông, tả hữu quan Hoàng

- Con kính lạy Nhị vị Thánh cô, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị Tiên nàng

- Con kính lạy Đương niên hành khiển chí đức tôn thần

- Con kính lạy Đương cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương

- Con kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh Bạch xà thần linh

Con kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh cảm thông các sự, chấp lễ, chấp bái, chứng minh công đức phù hộ độ trì cho:

Hương tử con là ....

Ngụ tại .....

Hôm nay là ngày...

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng, thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin cho con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa kho Thánh mẫu.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

4. Cách sắm lễ vật tại đền Bà Chúa Kho

Khi sắm sửa lễ vật tại đền Bà Chúa Kho, tùy theo điều kiện, phong tục mà gia chủ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm.

Dưới đây là gợi ý chi tiết cách sửa soạn mâm lễ dâng Bà Chúa Kho mà bạn có thể tham khảo:

  • Đối với lễ Chay: Sửa soạn mâm lễ gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
  • Lễ Mặn: Có thể cúng thịt lợn, thịt gà hay mua đồ chay có hình con gà, chả giò đều được. Lễ này thường được dâng tại ban công đồng.
  • Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
  • Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
  • Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… hoặc những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ.
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Đối với lễ này nên dùng lễ chay để được linh ứng và ban phúc.

5. Hướng dẫn trình tự đặt lễ tại Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho có tất cả 8 ban thờ với 4 ban chính là Tiền tế - Phủ Công Đồng – Đệ nhị Cung – Đệ nhất cung. Bốn ban còn lại bao gồm Bát bộ sơn trang, ban cô, ban cậu, Đế cảnh. Vậy thì trình tự đặt lễ như thế nào là đúng?

Theo đó, khi đến đền Bà Chúa Kho, du khách phải thắp hương dâng lễ theo trình tự từ ngoài vào trong, cụ thể:

  • Dâng lễ tại đền Trình để khấn với thổ công và các vị cai quản hôm nay tín chủ đến dâng hương, mong các ngài cho phép.
  • Tiếp theo là dâng lễ tại các ban theo trình tự ban chính trở ra ban ngoài cùng. Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu. Tuy nhiên, khi dâng lễ cần lưu ý, chỉ khi nào đặt lễ xong xuôi mới được tiến hành thắp hương cầu khấn, và chỉ thắp số lẻ (thường là 3 nén).
  • Sau khi đọc văn khấn Bà Chúa Kho xong, bạn có thể tản mát trong đền và chờ thời gian cháy hết một nén hương rồi hạ lễ.

6. Hướng dẫn hạ lễ tại đền Bà Chúa Kho

Cũng như việc dâng lễ, khi hạ lễ bạn cũng nên thực hiện theo đúng trình tự như sau:

  • Hạ lễ tại ban thờ chính trước để sớ hóa xong xuôi thì mới được hạ lễ tại các ban khác trong đền.
  • Trước khi hạ lễ cần kính cẩn vái 3 vái trước mỗi ban thờ để bày tỏ lòng thành kính và xin phép bề trên cho hạ lễ thụ lộc.

Trên đây là hướng dẫn cách sửa soạn lễ vật và văn khấn Bà Chúa Kho. Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích.

Nguồn: Ngaydep.net

Thủy Phạm

Chào các bạn mình là Thủy Phạm - Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xem số coi bói tư vấn hỗ trợ xử lý các vấn đề về Xem ngày tốt - Rước tài lộc, đón vận may tới

Có thể bạn quan tâm

Bài viết mới nhất