Thập Nhị Kiến Trừ là gì & Cách xem giờ cát hung #CHÍNH XÁC nhất

Mở ra
Mục lục

Trong việc xem ngày tốt xấu để thực hiện những việc quan trọng thì phương pháp Thập Nhị Kiến Trừ cũng được nhiều người sử dụng. Vậy Thập Nhị Kiến Trừ là gì? Cách tính Thập Nhị Kiến Trừ? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

 

1. Thập Nhị Kiến Trừ là gì?

Thập Nhị Kiến Trừ do một học giả Nho giáo sống ở thời đại Tây Hán Trung Quốc tên Đổng Trọng Thư đã nghiên cứu ra. Với học thức uyên bác lại có một hiểu biết sâu rộng về âm dương ngũ hành ông đã viết ra cuốn Đổng công tuyển nhật là cuốn tài liệu để xem ngày giờ.

 

Thập Nhị Kiến Trừ khi chiết tự “Thập Nhị” là 12, “Kiến” ở đây có nghĩa là sự bắt đầu, khởi đầu, “Trừ” chính là loại bỏ. Thập Nhị Kiến Trừ hiểu đơn giản là 12 trạng thái mở đầu và kết thúc trong một chu kỳ.

 

Trong phương pháp này 12 Thập Nhị Kiến Trừ tương ứng với 12 trực là 12 ngôi sao trong chòm Diêu Quang. Trong thiên văn học người ta gọi chòm Diêu Quang là chuôi của chòm sao Bắc Đẩu.

 

Sự ra đời của Thập Nhị Kiến Trừ còn dựa trên quy luật chuyển động của sao Mộc (Mộc Tinh) so với Trái Đất. Các nhà chiêm tinh học xưa đã nhận ra được sự vận động của 12 năm một lần của Mộc Tinh có những tác động, ảnh hưởng trong vũ trụ và cuộc sống con người. Bởi vậy mà người xưa đã chia một năm thành 12 tháng tương ứng mới 12 con giáp.

 

Tìm hiểu Thập Nhị Kiến Trừ nghĩa là gì?

 

2. Ý nghĩa của Thập Nhị Kiến Trừ là gì?

Thập Nhị Kiến Trừ được chia thành 12 Trực lần lượt gồm: Trực Kiến, Trực Trừ, Trực Mãn, Trực Bình, Trực Định, Trực Chấp, Trực Phá, Trực Nguy, Trực Thành, Trực Thâu, Trực Khai, Trực Bế. Mỗi ngày tương ứng với một Trực, mỗi Trực lại mang những ý nghĩa nhất định không giống nhau.

 

  • Trực Kiến

Trực Kiến là Trực đầu tiên trong 12 ngày Trực. Ngày này được coi là ngày của sự khởi đầu mang ý nghĩa của sự mới mẻ, tinh khôi, của mầm non mơn mởn, với sự phát triển mà sinh sôi mạnh mẽ. 

Trong ngày Trực Kiến là ngày tốt phù hợp để thực hiện các việc quan trọng như cưới hỏi, kết hôn, khai trương, nhậm chức,...

 

  • Trực Trừ

Trực Trừ là ngày thứ 2 trong 12 ngày Trực. Ngày này có ý nghĩa là loại bỏ, loại trừ những cái cũ kỹ trong quá khứ để hướng đến phát triển cái mới tốt hơn. Đây là giai đoạn có thể sẽ diễn ra sự mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới luôn tồn tại 2 mặt cả tốt và xấu. Bởi vậy đây là ngày vừa mang ý nghĩa tốt, vừa mang ý nghĩa xấu.

 

Vào ngày này thì nên tiến hành các việc như trừ phục, dâng sao giải hạn,... nhưng với những việc quan trọng cũng không nên tiến hành như cưới hỏi, kết hôn, khai trương,...

 

  • Trực Mãn

Trực Mãn là ngày thứ 3 trong 12 ngày Trực. Với ý nghĩa của sự phát triển mạnh mẽ đạt tới giai đoạn cực thịnh của vạn vật. Ngày Trực Mãn được coi là ngày tốt làm việc gì cũng được thuận lợi suôn sẻ.

 

Trong ngày này phù hợp với thực hiện các việc như xuất hành, sửa chữa, cũng lễ. Ngoài ra cũng nên tránh những việc như nhậm chức, chôn cất, kiện cáo.

 

  • Trực Bình

Trực Bình là ngày thứ 4 trong 12 ngày Trực. Là thời kỳ có được sự bình hòa, ổn định, là lúc để hướng tới sự thịnh vượng, bền vững. Bởi vậy đây là ngày tốt thích hợp để làm các công việc liên quan đến di dời, mua bán như chuyển nhà, lên nhà mới, mua xe,...

 

  • Trực Định

Trực Định là ngày thứ 5 trong 12 ngày Trực. Trực Định là ngày tốt, mang ý nghĩa của sự trọn vẹn, hoàn thành mọi sự ở mức phát triển ổn định. Trong ngày này nên làm các việc như buôn bán, kinh doanh, ký hợp đồng, xây dựng chuồng, trại,... ngoài ra cũng nên tránh các việc xuất hành, kiện tụng.

 

  • Trực Chấp

Trực Chấp là ngày thứ 6 trong 12 ngày Trực. Ngày này cũng được coi là ngày tốt với hàm ý của sự duy trì, bảo tồn những cái cũ kỹ có phần bảo thủ, cố chấp. Đây là giai đoạn cho thấy sự thoái trào là những điềm báo xấu trong tương lai. Ngày này nên làm các việc như sửa chữa nhà cửa, thuê người làm,... hạn chế các việc mua bán, thu mua hay liên quan đến tiền bạc.

 

  • Trực Phá

Trực Phá là ngày thứ 7 trong 12 ngày Trực. Là thời kỳ bắt đầu của sự sụp đổ, cần phải thay đổi những cái đã cũ, không còn phù hợp. Trong ngày này để được thuận lợi, suôn sẻ nên làm các việc như xuất hành, phá nhà cũ, tường rào, lấp giếng tuyệt đối không chọn ngày để cưới hỏi, khai trương,...

 

  • Trực Nguy

Trực Nguy là ngày thứ 8 trong 12 ngày Trực. Đây là ngày xấu với biểu tượng của sự suy thoái, tan rã. Bởi vậy trong ngày này không nên làm những việc quan trọng sẽ không được thuận lợi, gặp nhiều khó khăn, trắc trở thường là thất bại.

 

  • Trực Thành

Trực Thành là ngày thứ 9 trong 12 ngày Trực. Kết thúc của giai đoạn Trực Nguy - sự suy thoái, tan rã thì Trực Thành là sự khởi đầu, hình thành những cái mới mẻ phát triển hơn. Bởi vậy đây là ngày tốt phù hợp với những công việc có tính chất bắt đầu như khai trương, nhập học, cưới hỏi, lên nhà mới.

 

  • Trực Thâu

Trực Thâu là ngày thứ 10 trong 12 ngày Trực. Đây là lúc thu hoạch được nhiều thành quả sau quá trình phát triển mạnh mẽ. Ngày này phù hợp với các việc như khai trương, buôn bán,... tránh các việc như ma chay, an táng hay tảo mộ.

 

  • Trực Khai

Trực Khai là ngày thứ 11 trong 12 ngày Trực. Đây là giai đoạn bắt đầu của sự khai sáng, tươi mới mang dấu hiệu của sự thuận lợi, may mắn. Trực Khai là ngày tốt làm việc gì cũng được hanh thông như cưới hỏi, kết hôn, động thổ, khai trương nhưng cũng lưu ý tránh các việc như an táng.

 

  • Trực Bế

Trực Bế là ngày thứ 12 cuối cùng trong 12 ngày trực. Đây là lúc khó khăn, trở ngại quay trở lại mọi việc lại trở nên bế tắc hơn. Chính vì vậy trong ngày này không nên làm những việc quan trọng như nhậm chức, cưới hỏi, khiếu kiện.

 

3. Cách tính Thập Nhị Kiến Trừ

Trong cách tính 12 ngày Trực trong tháng sẽ đi một vòng tuần hoàn từ Trực Kiên cho đến Trực Bế. Tùy vào từng tháng mà sẽ có ngày bắt đầu Trực Kiên khác nhau. Ngày tính theo Thập Nhị Kiến Trừ được tính theo ngày âm lịch. Tháng thuộc cung nào thì ngày Trực Kiên bắt đầu từ ngày đó. Cách tính như sau:

 

  • Tháng 1 (Tháng Dần) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Dần sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 2 (Tháng Mão) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Mão sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 3 (Tháng Thìn) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Thìn sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 4 (Tháng Tỵ) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Tỵ sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 5 (Tháng Ngọ) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Ngọ sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 6 (Tháng Mùi) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Mùi sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 7 (Tháng Thân) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Thân sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 8 (Tháng Dậu) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Dậu sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 9 (Tháng Tuất) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Tuất sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 10 (Tháng Hợi) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Hợi sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 11 (Tháng Tý) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Tý sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 12 (Tháng Sửu) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Sửu sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.

 

Nội dung bài viết trên đây của Ngaydep.net đã giải đáp giúp bạn về Thập Nhị Kiến Trừ là gì? Cũng như ý nghĩa của 12 Trực trong Thập Nhị Kiến Trừ. Có thể thấy việc xem ngày tốt xấu là cần thiết và quan trọng trước khi bắt đầu tiến hành. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể lựa chọn ngày tốt phù hợp để mọi sự được thuận lợi, hanh thông. 

 

Có thể bạn quan tâm

Bài viết mới nhất