Ngày Nguyệt Kỵ là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Nguyệt Kỵ

Mở ra
Mục lục

Trước khi làm những việc trọng đại thường phải xem và chọn ngày tốt, giờ tốt. Đặc biệt tránh các ngày như Nguyệt, Kỵ, Tam Nương, Con Nước,... vì mang ý không tốt lành. Vậy ngày Nguyệt Kỵ là gì? Ngày Nguyệt Kỵ là những ngày nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Giải đáp ngày Nguyệt Kỵ là ngày gì?

1. Ngày Nguyệt Kỵ là gì? 

Từ xa xưa, mọi người thường quan niệm rằng "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Bởi vậy, khi làm bất cứ chuyện gì lớn như đổ móng, cưới hỏi, xây nhà, khai trương,.. thì mọi người đều xem ngày, chọn ngày tốt và né những ngày xấu và một trong số những ngày mà mọi người nên tránh không làm việc lớn đó có ngày Nguyệt Kỵ.

Theo quan niệm người xưa coi ngày Nguyệt Kỵ là ngày nửa đời, nửa đoạn nên làm việc gì cũng không được trọn vẹn, thuận lợi hay gặp khó khăn, trục trặc mà trong mỗi tháng luôn có 3 ngày mà cộng vào bằng 5 đó là ngày 5 (0+5), ngày 14 (1+4), ngày 23 (2+3). Bởi thế mà dân gian xưa vẫn có câu:

“Mồng năm, mười bốn, hai ba

Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì”

hay

“Mồng năm, mười bốn, hai ba

Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn”

Cho nên một năm có mười hai tháng thì mỗi tháng sẽ có ba ngày Nguyệt Kỵ đó là ngày mùng 5, ngày 14 và ngày 23. Như vậy trong tổng một năm sẽ có 36 ngày Nguyệt Kỵ tính theo lịch âm. Ngoài ra ngày Nguyệt Kỵ còn làm ngày Tam Nương chỉ là những tên gọi khác nhau theo văn hóa khác nhau. Nguyệt Kỵ là theo tên gọi và quan điểm của người phương Tây, còn Tam Nương là tên gọi và quan điểm của người phương Đông. Có thể thấy dù theo quan điểm nào thì đây cũng là những ngày xấu, không tốt cần phải tránh.

>>> XEM THÊM <<<

2. Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ là gì?

Để nói về nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ cũng được xét dưới nhiều góc độ khác nhau, với mỗi một phương diện có cách giải thích và quan niệm khác nhau: 

2.1. Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ theo dân gian

Theo quan niệm xưa bắt nguồn từ Trung Quốc, ngày Nguyệt Kỵ là ngày có tổng hàng chục và hàng đơn vị bằng 5 được coi là Trung cung (cung ở giữa) là ngôi vua lấy số 5 để thể hiện, số 9 là gọi là cửu cung.

Như vậy nếu ta đếm từ số 1 đến số 5 thì chúng ta nhập số năm vào làm Trung cung. Rồi cộng số 5 với số 9 ta được 14 cũng nhập số đó vào Trung cung. Tiếp theo, lại lấy số 14 cộng với số 9 thì bằng 23, rồi lại nhập 23 vào Trung cung. Như vậy cả ba lần nhập các số 5, 14, 23 đều nhập vào Trung cung vậy nên những ngày này đều được tính là ngày Nguyệt Kỵ.

Thời xưa để biết được tình hình dân chúng trong dân gian vua thường có những ngày đi tuần tra trong kinh thành và rơi vào ngày mùng 5, 14, 23 hàng tháng. Người Trung Quốc xưa có tục dân thường không được phép nhìn thấy mặt vua. Bởi vậy khi gặp vua đi tuần phải quỳ gối và cúi mặt dưới đất ở 2 bên đường hoặc sẽ đóng cửa không ra ngoài tránh phạm tội khi quân mà bị xử tử. Từ đó người ta truyền nhau trong dân gian 3 ngày này là Nguyệt Kỵ là ngày xấu.

Đây cũng là ngày ”con nước “. Ngày đó thường có triều cường, sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây ra nguy hiểm cho thuyền bè. Do vậy, ngày này thường đem lại xui xẻo cho những người đi xa, đi tàu bè. Mọi người coi nó là ngày rất xấu và không dám làm các việc lớn vào ngày này.

2.2. Câu chuyện về ngày Nguyệt Kỵ theo dân gian xưa

Ngày xưa nhà vua sẽ thường xa giá đi kinh lý hoặc tuần tra khắp kinh thành. Mỗi tháng sẽ đi 3 lần, mỗi lần cách nhau 9 ngày. Ngôi vua được biểu hiện bằng số 5 cho nên nhà vua lấy ngày mùng 5 sẽ là ngày đi lần đầu tiên tiếp theo đó theo chu kì cách nhau 9 ngày thì ngày 14 là ngày đi lần thứ hai. Và ngày 23 là ngày đi lần thứ ba.

Theo tục lệ ngày xưa của người Trung Quốc thì người dân đều không được quyền trông thấy mặt vua và thậm chí tục lệ này còn áp dụng các quan trong triều đình vậy nên đến cả những vị quan này cũng không thấy được mặt vua. Vì mỗi lần chầu đều được phủ phục trong sân rộng cách xa chỗ vua ngồi mấy mươi mét, cúi đầu không dám ngước mặt lên. Chỉ có những cận thần và cận vệ mới được đối diện với vua mà thôi.

Cũng bởi tục lệ này mà mỗi lần vua đi kinh lý hay đi tuần tra khắp khung thành thì thần dân đều được lệnh phải đóng cửa ở trong nhà. Cũng không được lén dòm ngó hoặc lảng vảng ngoài đường nơi xa giá đi qua. Nếu như không tuân lệnh mà rủi ro bị quan, quân lính  gặp ở đường thì sẽ bị chém đầu. Cũng vì lý do đó mà mọi người truyền nhau phải kiêng kỵ ba ngày này để tránh sự xui xẻo gặp lúc vua đi mà gánh lấy tai họa. Rồi dần dần về sau, do nó đã ăn sau vào ý thức của mọi người mà ba ngày trên trở thành ngày Nguyệt Kỵ.

2.3. Ngày Nguyệt Kỵ theo khoa học

Theo khoa học vào những ngày mùng 5, 14 và 23 thì trái đất, con người sẽ chịu sự tác động, ảnh hưởng của Mặt Trăng. Theo quy luật Mặt Trăng sẽ quay xung quanh Trái Đất, Trái Đất tại tự quay quanh trục theo đó cứ khoảng 2,5 ngày Mặt Trăng sẽ di chuyển đến một vị trí mới làm các dòng năng lượng bị dao động và ảnh hưởng đến con người cũng như vạn vật trên Trái Đất. Thường tới những ngày Nguyệt Kỵ sức khỏe con người sẽ cảm thấy yếu hơn, tinh thần cũng không được thoải mái hay làm mất tự chủ cá nhân.

2.4. Ngày Nguyệt Kỵ theo phi tinh

Theo phi tinh trong Cửu cung bát quái ta sẽ có 9 cung là: Nhất Bạch (1), Nhị Hắc (2), Tam Bích (3), Tứ Lục (4), Ngũ Hoàng (5), Lục Bạch (6), Thất Xích (7), Bát Bạch (8) và Cửu Tử (9). Với cách tính cứ 9 cung lại quay trở về Ngũ Hoàng là 5 như sau: 5 + 9 = 14, 14 + 9 = 23. Như vậy 3 ngày mùng 5, 14, 23 được coi là ngày Nguyệt Kỵ và là ngày xấu, không tốt cần tránh làm những việc lớn.

3. Ngày Nguyệt Kỵ nên và không nên làm gì?

3.1. Những việc nên làm trong ngày Nguyệt Kỵ là gì?

Như câu nói người xưa vào ngày Nguyệt Kỵ “Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn” bởi vậy đây là một trong những ngày xấu năm 2023 nên tránh tiến hành các việc trọng đại nếu không sẽ gặp những điều không may mắn.

3.2. Những việc không nên làm trong ngày Nguyệt Kỵ là gì? 

Trong âm lịch việc xem ngày tốt xấu thì Nguyệt Kỵ thuộc ngày xấu nên tránh làm những việc lớn như: cưới hỏi, khai trương, khởi công xây cất nhà cửa, động thổ, mua xe,.... Trong công việc kinh doanh nên tránh ký hợp đồng, hợp tác trong những ngày này thường sẽ xảy ra sự cố, không thuận buồm xuôi gió.

Vì một phần theo quan niệm của thời xưa và cũng là một phần do khoa học cũng đã chỉ ra. Vũ trụ thường xuyên xảy ra những vụ va chạm giữa các thiên hà, làm phát sinh những bức xạ, những tia vũ trụ mà ảnh hưởng của nó đến trái đất là rất lớn. Nó làm chi phối cuộc sống của con người và mọi vật. Mà ngày Nguyệt Kỵ là ngày mặt trăng chuyển sang vùng đất mới cho nên nó cũng tác động đến con người rất nhiều.

4. Cách hóa giải ngày Nguyệt Kỵ

Ngày Nguyệt Kỵ là ngày xấu chính vì vậy trước khi làm bất cứ một việc gì cần xem xét kỹ lưỡng nếu vào ngày này thì nên tránh. Người xưa có câu “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành” bởi vậy ngày này là ngày kiêng kỵ tuyệt đối sẽ giúp tai qua nạn khỏi, không gặp khó khăn hay trắc trở gì.

Không chỉ đối với những ngày quan trọng mới nên tránh mà việc ăn chơi, hay thực hiện kế hoạch gì cũng nên tạm dừng để hạn chế tối đa rủi ro.

5. Ngày Nguyệt Kỵ và những câu hỏi thường gặp

  • Sinh con vào ngày Nguyệt Kỵ có sao không?

Nguyệt Kỵ là ngày xấu nên việc sinh vào ngày Nguyệt Kỵ cũng là không tốt, theo khoa học sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, theo yếu tố tâm linh cũng dự báo những điều xui xẻo, không thuận lợi trong cuộc sống.

Bài viết trên đây của Ngaydep.net đã giải đáp giúp bạn ngày Nguyệt Kỵ là gì? cũng như nguồn gốc và ý nghĩa ngày Nguyệt Kỵ. Qua đây mong rằng bạn đã biết cách để tránh được những rủi ro, khó khăn trong ngày Nguyệt Kỵ. Chúc bạn luôn may mắn và thành công trong cuộc sống.

Thủy Phạm

Chào các bạn mình là Thủy Phạm - Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xem số coi bói tư vấn hỗ trợ xử lý các vấn đề về Xem ngày tốt - Rước tài lộc, đón vận may tới

Có thể bạn quan tâm

Bài viết mới nhất