Ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo là gì? Cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo

Mở ra
Mục lục

Việc xem ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo để thực hiện những việc có ý nghĩa trọng đại là điều nên làm và cần thiết. Không chỉ giúp tránh những điều xui xẻo, khó khăn mà còn giúp bản thân chúng ta cảm thấy an tâm hơn. Vậy ngày hoàng đạo, hắc đạo là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo là gì?

Theo quan niệm xưa cho rằng mọi hoạt động, yếu tố quyết định đến kết quả của con người đều sự chi phối của Trời là đấng tối cao nắm trong tay quyền lực cao nhất. Và từ đó sự vận động, xoay chuyển của Mặt Trời đều có những vị thần hộ vệ xung quanh. Với 12 vị thần tương ứng với 12 ngôi sao được giao phó những nhiệm vụ khác nhau có vị thần thiện và vị thần ác. Người ta quan niệm rằng vào ngày mà thần thiện canh giữ thì đó chính là ngày hoàng đạo và ngược lại thần ác canh giữ thì đó là ngày hắc đạo. Khái niệm ngày hoàng đạo cũng ra đời từ đó.

1.1. Ngày hoàng đạo là gì?

Theo quan niệm trên thì ngày hoàng đạo sẽ là ngày thần thiện phát huy được những năng lực tối đa của mình để thực hiện những nhiệm vụ được giao phó. Bởi vậy mà con người tin rằng khi thực hiện những việc quan trọng, hay bắt đầu khởi sự một công việc gì đó nếu được tiến hành vào ngày hoàng đạo sẽ gặp được nhiều may mắn. Chính vì vậy xem ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo cũng như việc chọn ngày tốt xấu với mong muốn “vạn sự khởi đầu nan” được thuận lợi, suôn sẻ do có sự hộ mệnh và giúp đỡ của thần thiện.

1.2. Ngày hắc đạo là gì?

Nếu ngày hoàng đạo là ngày thần thiện hoạt động thì ngày hắc đạo là lúc mà thần ác sẽ ngự trị. Với các thế lực và vị thần thiện không thể ngăn bởi mọi thứ được theo sự sắp đặt, phân công của Trời. Người ta cho rằng trong ngày hắc đạo là tiến hành khởi sự, bắt đầu một việc gì quan trọng sẽ không được thuận lợi mà gặp phải trục trặc, khó khăn. Chính vì vậy những công việc như xây cất nhà cửa, động thổ, khai trương, cưới hỏi cần tuyệt đối tránh những ngày hắc đạo.

 >>> XEM THÊM <<<

Dựa vào bảng dưới đây để biết được cách tính ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo trong tháng:


  Cách tính ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo

3. Ngày hoàng đạo, hắc đạo nên và không nên làm gì?

3.1. Những việc nên làm trong ngày hoàng đạo

Ngày hoàng đạo được coi là ngày tốt làm việc gì cũng được thuận lợi và suôn sẻ. Nhưng trước khi làm cũng cần phải xem xét ngày và tuổi theo thiên can địa chi có hợp với nhau không. Bởi thực tế cùng là ngày hoàng đạo nhưng tốt với người này lại chưa chắc tốt với người kia.

Trong ngày hoàng đạo cũng nên chọn những giờ hoàng đạo, giờ tốt để tiến hành, ngày tốt nhưng giờ không tốt cũng sẽ bị ảnh hưởng phần nào.

Những việc nên làm trong ngày hoàng đạo như: cưới hỏi, đón dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, xây cất nhà cửa, đổ mái, khai trương,...

3.2. Những việc không nên làm trong ngày hắc đạo

Ngày hắc đạo là điềm báo của những việc không may mắn, thuận lợi nếu thực hiện việc gì đó cũng không được trọn vẹn thành công. Do đó vào những ngày hắc đạo tuyệt đối tránh làm các việc trọng đại như cưới hỏi, kết hôn, khai trương, an táng, nhập học, ký hợp đồng,...

Trong một số trường hợp những công việc không thể trì hoãn mà phải thực hiện trong ngày hắc đạo thì cũng nên chọn giờ hoàng đạo để không bị quá xấu.

Khi xác định giờ hoàng đạo trong ngày thì có thể hiểu 1 ngày có 12 giờ được chia thành 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo, tùy vào mỗi ngày.

  • Ngày Tý, Ngọ giờ hoàng đạo là Tý, Sửu, Mão, Ngọ,Thân, Dậu
  • Ngày Mùi, Sửu giờ hoàng đạo là Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi
  • Ngày Dần, Thân giờ hoàng đạo là Tý, Sửu, Thìn, Tỵ Mùi, Tuất
  • Ngày Mão, Dậu giờ hoàng đạo là Tý, Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu
  • Ngày Thìn, Tuất giờ hoàng đạo là Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi
  • Ngày Tỵ, Hợi giờ hoàng đạo là Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi

 Ngày hoàng đạo, hắc đạo

4. Cách hóa giải ngày hắc đạo

Trên thực tế có nhiều cách hoá giải ngày hắc đạo. Hãy tham khảo những cách sau đây với chúng tôi nhé:

4.1. Sử dụng cách “Chế sát”

Chế sát có nghĩa là lấy các thuộc tính khắc chế để chống lại ngày đó, sử dụng các thuộc tính khắc chế trong ngũ hành để xoay chuyển lại ngày hắc đạo và xui xẻo đó.

Ví dụ: ngày hắc đạo thuộc Thuỷ thì dùng giờ Thổ để hoá giải xui xẻo

Bên cạnh đó còn có cách khác như căn cứ vào ngày, giờ của ngũ hành nạp âm để chế sát lại sự xui xẻo, không may mắn, tai ương của ngày xấu. Ví dụ, ngày xấu là Ất Hợi (Sơn Đầu Hỏa – Lửa đỉnh núi) thì chọn múi giờ Bính Ngọ (Thiên Hà Thủy – Nước sông trời) để khắc chế.

4.2. Sử dụng cách “Hóa sinh”

Hóa sinh là cách hoá giải mà dùng mối quan hệ thuộc tính tương sinh của ngũ hành. Để khắc chế đi sự xui xẻo, kém may mắn của ngày hắc đạo đó.

Ví dụ: ngày hắc đạo thuộc Thủy thì dùng giờ Kim để hóa giải, ngày hắc đạo Kim thì dùng giờ Thổ để hoá giải.

4.3. Sử dụng cách “Tị Hỏa”

Tị Hoà nghĩa là sử dụng mối quan hệ âm dương tương hoà của thuộc tính ngũ hành để khắc chế lại những ngày hắc đạo, xui xẻo, đen tối.

Tính chất trong Âm (-) có Dương (+), trong Dương (+) có Âm (-). Âm (-) cực sinh Dương (+), Dương (+) cực sinh Âm (-) của kinh dịch. Nếu có một Âm (-) và một Dương (+) thì sự phù hợp và hỗ trợ lẫn nhau sẽ rất đắc lực.

Ví dụ: Dương Thổ kết hợp Âm Thổ, Dương Thủy kết hợp Âm Thủy, Dương Hỏa kết hợp Âm Hỏa, Dương Kim kết hợp Âm Kim, Dương Mộc kết hợp Âm Mộc.

Nhưng nếu cả hai cùng Âm (-) hoặc là cùng Dương (+) thì sự kết hợp này là không có hiệu quả.

Ví dụ: Dương Thổ kết hợp Dương Thổ, Âm Thủy kết hợp Âm Thủy, Dương Mộc kết hợp Dương Mộc… Trong trường hợp này, sự tương hòa về đặc tính của các hành đó không tốt mà cũng không xấu.

4.4. Mượn người chủ trì

Đây là cách “mượn tuổi” để có thể hóa giải sự xui xẻo, không may mắn của ngày hắc đạo gây ra. Mọi người có thể hoá giải bằng cách nhờ vả bạn bè, người thân hoặc những người thuộc tam hợp tuổi. Với gia chủ lại “hợp tuổi” cho việc sẽ làm, sẽ khởi sự hoặc người “hợp tuổi” (âm lịch) cho việc sẽ chuẩn bị tiến hành, thay chính bản thân người chủ tọa đứng ra xử lý công việc thì chúng ta có thể nhờ người hợp tuổi làm dùm để hoá giải những xui xẻo ngày hắc đạo gây ra.

5. Ngày hoàng đạo, hắc đạo vào những câu hỏi thường gặp

  • Sinh vào giờ hoàng đạo tốt hay xấu?

Giờ hoàng đạo là giờ tốt, giờ đẹp bởi vậy những người được sinh ra vào ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo thường là những người may mắn. Trong vận mệnh cuộc sống được sáng lạn, mọi sự được thuận lợi, như ý.

Do đó ngày này nhiều người có xu hướng chọn giờ sinh con để mong muốn vào giờ đẹp. Về ý nghĩa thì tốt nhưng thực tế có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của đứa trẻ, nên thuận theo tự nhiên không được lạn dụng quá trong việc này.

  • Sinh vào ngày hắc đạo có sao không?

Ngày hắc đạo, giờ hắc đạo được coi là giờ xấu, không tốt nên người sinh vào ngày, giờ hắc đạo tương lai không được thuận lợi, phải gặp nhiều vất vả, khó khăn. Trong công việc cũng như cuộc sống dù cố gắng nhưng kết quả thường không được như mong đợi. Ngoài ra sinh vào ngày hắc đạo còn có thể là người không nhạy bén trong cuộc sống đôi khi tự mình đánh mất cơ hội và thời cơ của mình. Nhưng việc sinh con vào giờ nào đó là yếu tố tự nhiên không được thúc ép hay áp đặt để làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nội dung trên đây của Ngaydep.net đã giúp bạn hiểu được ngày hoàng đạo là gì, ngày hắc đạo là gì? Cũng như cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo trong tháng. Qua bài viết này mong bạn sớm lựa chọn được ngày tốt để thực hiện những dự định và công việc một cách tốt nhất.

Thủy Phạm

Chào các bạn mình là Thủy Phạm - Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xem số coi bói tư vấn hỗ trợ xử lý các vấn đề về Xem ngày tốt - Rước tài lộc, đón vận may tới

Có thể bạn quan tâm

Bài viết mới nhất