[#PHƯƠNG PHÁP] Xem Lễ Thất Tịch là ngày nào? Ý nghĩa, nguồn gốc ra sao

Mở ra
Mục lục

Với nhiều người hẳn vẫn còn mơ hồ về ngày Thất Tịch. Tuy nhiên, trong nền văn hóa của phương Đông, trong đó có Việt Nam, ngày lễ này mang nhiều ý nghĩa và giàu tính nhân văn. Cùng tìm hiểu Ngày Lễ Thất Tịch là ngày nào? Và nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Thất Tịch để làm phong phú hơn đời sống tinh thần của mình nhé!

lễ Thất Tịch là ngày nào

1. Lễ Thất Tịch là ngày nào? 

Ở một số quốc Đông Á như Việt Nam hay Trung Quốc thì người ta xem ngày Thất Tịch (Hán-Nôm: 七夕) được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm theo văn hoá phương Đông chính là ngày lễ tình nhân của người Phương Đông hay Valentine Châu Á. Ngày này gắn với câu chuyện tình cảm động của cặp đôi Ngưu Lang Chức Nữ hay vợ chồng Ngâu. Truyền thuyết kể rằng Ngưu Lang và Chức Nữ sẽ gặp nhau hằng năm bên cầu Ô Thước vào ngày ngày (7/7). Ngày lễ Thất Tịch năm 2023 sẽ rơi vào thứ Năm ngày Thứ Ba, 22 tháng 8 dương lịch.

2. Nguồn gốc ngày lễ Thất Tịch là gì?

Nếu bạn đang quan tâm tới Lễ Thất Tịch là ngày nào thì có thể bạn cũng chưa nắm được nguồn gốc của ngày này phải không?

Ngày Thất Tịch bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang Chức Nữ.  Chuyện kể về chàng Ngưu Lang làm nghề chăn trâu, hoàn cảnh nghèo khó, không có cha mẹ. Khi chăn trâu trên đồi anh nhìn thấy 7 nàng tiên đang nô đùa trong hồ nước và anh đã thầm yêu cô tiên nữ trẻ nhất, tên là Chức Nữ - con gái út của Ngọc Hoàng. Hiểu lòng Ngưu Lang, chú trâu đã bày kế cho anh lấy xiêm y của cô tiên đó, để cô không thể quay về trời mà mãi ở lại với anh. 

Thế là đến lúc ra về, các chị đành bay về để lại Chức Nữ khóc lóc loay hoay tìm đồ. Chàng Ngưu Lang mủi lòng nên trả lại xiêm y cho nàng và thú nhận sai lầm cũng như thổ lộ tấm chân tình. Thấy chàng thật thà, dễ thương nên Chức Nữ đồng ý lấy Ngưu Lang, sống cùng chồng dưới trần gian.

Sau khi Ngọc Hoàng phát hiện đã tức giận sai thiên binh xuống trần bắt Chức Nữ về trời. Chàng Ngưu Lang mang hai con đuổi theo quân lính nhà trời nhưng vô ích. Vương Mẫu vạch ra sông Ngân Hà làm ranh giới 2 cõi, ngăn không cho cả 2 gặp nhau. Tuy nhiên, Ngưu Lang nhất định không từ bỏ vợ mình, vẫn ở bờ sông đợi chờ Chức Nữ quay trở lại.

Cảm động trước tình cảm sâu nặng của 2 người, Vương Mẫu đã ban đặc ân cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm 1 lần vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Và chỉ được đứng trên chiếc cầu Ô Thước nhờ đàn quạ ghép thành. Từ đó, ngày 7 tháng 7 âm lịch được gọi là ngày Thất Tịch.

3. Ý nghĩa ngày Thất Tịch trong văn hóa của các nước là gì?

3.1. Ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Lễ Thất Tịch cùng câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vì vậy ngày này được xem là một ngày lễ quan trọng ở nơi đây. Lễ Thất Tịch theo người Trung Quốc nó còn có tên gọi khác như Lễ hội Trùng Thất, Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch. Vào ngày Thất Tịch, có nhiều hoạt động diễn ra rất náo nhiệt diễn ra.

Trước kia, vào ngày này các cô gái chưa chồng sẽ cầu nguyện có được đôi bàn tay khéo léo nữ công gia chánh. Ở một số vùng khác, những cô gái lại cầu nguyện lấy được chồng tốt. Ngoài ra, còn có phong tục các cô gái đặt cây kim lên mặt nước, nếu nó không chìm là điềm tốt bởi cây kim đại diện cho sự thông minh, trưởng thành.

3.2. Ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Nhật Bản

Trong văn hóa Nhật Bản, người Nhật Bản rất quan tâm tới Lễ Thất Tịch là ngày nào bởi vì ngày này là ngày kỷ niệm Orihime và Hikoboshi gặp nhau. Ngày này còn được gọi là lễ Tanabata, một trong những ngày lễ quan trọng ở xứ sở hoa anh đào. Vào ngày này, người Nhật thường viết những điều ước của họ lên những dải giấy Tanzaku rồi sau đó treo nó lên cành tre trước cửa nhà và cầu chúc những điều may mắn, thuận lợi, mùa màng bội thu, thịnh vượng.

Ở hai thành phố Sendai và Hiratsuka, lễ Thất Tịch sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Vào ngày này, khắp đường phố sẽ trang hoàng bằng những hình ảnh vật dụng xếp giấy và tặng cho nhau.

3.3. Ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Việt Nam

Còn ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam còn được nhiều người gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” – tức là Ngưu Lang và Chức Nữ. Trong ngày lễ Thất Tịch thường có mưa, gọi là mưa ngâu. Dân gian tuyên truyền rằng đó chính là nước mắt hạnh phúc của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp lại nhau.

Mọi người tin rằng, nếu một cặp tình nhân cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong ngày Thất Tịch thì sẽ mãi bên nhau. Vài năm gần đây, giới trẻ còn tin rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ sớm gặp được một nửa của mình, còn ai đã có người yêu thì sẽ càng thêm bền lâu.

3.4. Ý nghĩa ngày Thất tịch ở Hàn Quốc

Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày lễ Thất Tịch được gọi là lễ Chilseok. Các hoạt động và ý nghĩa của Thất Tịch cũng khác với văn hóa Trung Quốc. Chilseok là thời điểm mùa nóng qua đi và mùa mưa bắt đầu nên những hạt mưa rơi vào ngày đó được gọi là nước Chilseok. Ngoài ra còn có thêm nhiều bí ngô, dưa chuột và dưa hấu trong lễ hội. Người Hàn Quốc thường đi tắm trong ngày lễ này với mong muốn mang lại sức khỏe tốt và ăn bánh mì nướng trong lễ Chilseok.

4. Phong tục các nước trong ngày lễ Thất Tịch

4.1. Phong tục ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Ngoài cầu Chức Nữ mong có được tình duyên, sự khéo léo thì vào trong ngày Thất Tịch người Trung Quốc còn có các phong tục như: Thả cây kim vào chén nước vì người xưa có suy nghĩ rằng kim thể hiện cho sự thông minh, nên vào ngày Thất Tịch các cô gái sẽ dùng cây kim thả vào chén nước với mong muốn kim không bị chìm, và ai thả vào nước mà kim được nổi đồng nghĩa với ước muốn có được trí thông minh.

4.2. Phong tục ngày Thất Tịch ở Nhật Bản

Vào lễ Thất tịch, người Nhật Bản sẽ viết ước nguyện của mình lên những mảnh giấy ngũ sắc hình nhữ nhật (tanzaku) và treo lên cành tre, có lúc kèm theo những đồ trang trí. Những mảnh giấy sẽ có nhiều màu như: màu xanh lục, hồng, vàng, trắng và đen.

Sau khi lễ hội kết thúc, những cây tre treo những mảnh giấy điều ước này sẽ được gỡ xuống, đưa lên thuyền thả trôi trên sông hoặc đem đi đốt.

4.3. Phong tục ngày Thất Tịch ở Việt Nam

Vào ngày lễ Thất Tịch, các bạn trẻ Việt Nam ngoài việc đến chùa làm lễ cầu duyên thì không thể bỏ lỡ một loại thức ăn đó chính là đậu đỏ. Tại sao ngày Thất Tịch lại ăn đậu đỏ? Bởi vì theo quan niệm của người xưa thì việc ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch cũng cùng nghĩa với việc cầu duyên, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn vậy nên khi ăn đậu đỏ sẽ tin rằng nếu ai còn độc thân thì sẽ tìm được ý chung nhân còn ai đang yêu thì sẽ mãi mãi bên nhau. Vì thế mà món chè đậu đỏ được rất nhiều người yêu thích và ăn vào ngày lễ này.

4.4. Phong tục ngày Thất Tịch ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc thì lễ hội Thất Tịch (Chilseok), người Hàn Quốc ngoài việc tắm dưới mưa thì họ còn ăn mì và bánh nướng và các món ăn làm từ lúa mì vì thời điểm này thì chất lượng của lúa mì rất thơm ngon. Nếu không thì qua thời gian của lễ Chilseok thì ở Hàn Quốc sẽ là những cơn gió lạnh chính vì thế hương vị của lúa mì sẽ bị cơn gió này làm hỏng.

5. Ngày Thất Tịch nên và không nên làm gì?

Thất Tịch là một ngày có nhiều ý nghĩa sâu sắc về tâm linh, vì vậy, theo dân gian, nếu mong muốn chuyện tình duyên được thuận lợi, bạn nên tránh phạm phải những kiêng kỵ sau:

  • Không nên làm đám cưới

Dựa theo câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ, ngày 7 tháng 7 âm lịch mỗi năm là ngày họ có thể đoàn tụ với nhau sau một năm dài chờ đợi nhưng chỉ có thể ở cạnh nhau trong một ngày duy nhất, sau đó lại tiếp tục xa nhau một năm nửa. Vì vậy, người ta cho rằng đây là ngày không may mắn, không phù hợp cho đám hỏi, đám cưới.

  • Không nên xây nhà dựng cửa

Xét về mặt tâm linh, tháng 7 âm lịch là "tháng cô hồn", thời điểm ma quỷ có thể tự do trở về nhân gian nên không phù hợp việc xây cất nhà cửa, dễ xảy ra sự cố, sai sót. Về mặt thực tế, ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm thường có mưa ngâu, gây cản trở cho quá trình xây dựng.

  • Tránh làm những điều ác

Không riêng gì ngày thất tịch, hướng thiện tránh ác là điều ai cũng nên làm, nhưng đặc biệt vào ngày Thất tịch, việc tránh làm điều xấu được cho rằng sẽ giúp bạn cầu bình an và may mắn trong tình duyên. Đặc biệt, đây cũng là một cách tạo ấn tượng tốt với người thương yêu của bạn.

Như vậy, những chia sẻ trên đây đã giải đáp chi tiết về ngày Lễ Thất Tịch là ngày nào, ý nghĩa và nguồn gốc ngày Thất Tịch, giờ tốt xấu trong ngày này. Nếu các bạn còn thắc mắc gì thì có thể để lại câu hỏi bình luận ở bên dưới. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp chi tiết. 

Nguồn bài viết: Ngaydep.net

Thủy Phạm

Chào các bạn mình là Thủy Phạm - Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xem số coi bói tư vấn hỗ trợ xử lý các vấn đề về Xem ngày tốt - Rước tài lộc, đón vận may tới

Có thể bạn quan tâm

Bài viết mới nhất